Cây sen, nguồn dinh dưỡng và dược liệu quý

Cây sen được trồng rải rác khắp nước Việt Nam, xưa kia nó phát triển quanh các chùa để cúng bái,ở các lăng tẩm của kinh thành Huế với mục đích thưởng ngoạn và thưởng thức trà sen. Năm 1990-1992 các tỉnh Cần Thơ, Vĩnh Long có trồng sen lấy củ xuất qua Nhật nhưng do vùng này đất sét nặng nên không thành công. Mải đến năm 1999 Đồng Tháp phát triển trồng sen lấy hạt trên các chân ruộng lúa trủng thấp xuất khẩu qua Đài Loan với diện tích ban đầu 20 ha, đến nay đã tăng lên 1024 ha, tập trung ở huyện Cao Lãnh và Tháp Mười.
Tất cả các bộ phận của cây sen đều được sử dụng làm thuốc, thuộc nhóm an thần theo danh mục vị thuốc ban hành kèm Quyết định số 03/2005/QĐ-BYT ngày 24 tháng 1 năm 2005 của Bộ Y tế.
Củ sen làm thuốc bổ, nấu ăn trị bệnh tiêu chảy, kiết lị. Nước nấu của củ sen là bài thuốc được khuyến cáo sử dụng trong các đợt bộc phát dịch tả tại Ấn Độ (Pulok K và CTV, 1995), bột củ đắp lên da trị bệnh dời ăn (ringworm) và các bệnh về da khác. Nó còn dùng cầm máu, điều kinh, chảy máu cam, tiểu ra máu (haematuria).
Lá sen (Folium Nelumbinis) có tính hàn, lợi tiểu và cầm máu. Lá được sử dụng để điều trị các bệnh như tiêu chảy, say nắng (nấu chung với cam thảo), sốt cao, trỉ, tiểu gắt và bệnh phong. Lá sen sử dụng phổ biến ở Nhật Bản và Trung Quốc để thanh nhiệt trong mùa nắng và chống béo phì. Trong giảm cân, qua thí nghiệm trên chuột cho thấy nước trích lá sen hạn chế hấp thu chất dinh dưỡng, nhất là chất béo và carbohydrate, kích thích biến dưỡng chất béo, tăng cường tiêu thụ năng lượng (Ono,-Y; Hattori,-E; Fukaya,-Y; Imai,-S; Ohizumi,-Y, 2006)
Hoa sen đuợc nấu uống trị bệnh tim, trỉ, co thắt vùng bụng, cầm máu. Cuống hoa đuợc dùng trong cầm máu viêm loét dạ dày, rối loạn kinh nguyệt. Nhụy sen có tác dụng bổ thận, rất hữu ích trong điều trị rối loạn tuyến nội tiết sinh dục, trị bệnh tiểu sót, xuất tinh sớm, thông huyết (haemolysis), chảy máu dạ con..
Hạt sen (liên nhục - Semen Nelumbinis) có chứa nhiều dược chất thuộc nhóm alkaloid (lotusine, demethylcoclaurine, liensinine, isoliensinine, neferine, nornuciferine, pronuciferine, methylcorypalline, norarmepavine, liriodenine) và flavonoid (nelumboside), (Hsu, H.-Y., 1986, Onishi, E. và CTV., 1984, Ishida, H. và CTV.,1988). Hạt có tác dụng giảm huyết áp nhờ chất neferine, liensinine và benzylisoquinoline dimer, hạ nhịp tim với dược chất methylcorypalline, giảm cholesterol trong máu, cắt nôn hay làm dịu phản ứng co giật của hệ thống tiêu hóa và tử cung do có demethylcoclaurine. Hạt sen chín có tính bổ tì và được sử dụng để điều trị viêm ruột, bệnh tiêu chảy mãn tính, tăng tiết dịch và khí hư, cũng như có tác dụng làm giảm đau, rất hiệu quả trong điều trị bệnh mất ngủ và đau tim. Sử dụng bột hạt sen có chứa 14% protein thô trên chuột cho thấy làm giảm lượng đường trong máu (Ibrahim, N. và El-Eraqy, W., 1996). Trong hạt sen có chứa chất procyanidins là chất chống oxid mạnh, kích thích họat tính của lipooxygenase giảm mở, chậm tiến trình lão hóa và ngăn ngừa ung thư (Zhi-Qun Ling, Bi-Jun Xie, và Er-Ling Yang, 2005). Năm 1982, các nhà khoa học của Mỹ thu thập các hạt sen nằm ở hồ của Trung Quốc có niên đại trên 1.200 năm, khi gieo các hạt vẫn nảy mầm tốt và trổ hoa, trong đó có một loại protein enzyme đặc biệt, giúp chống lão hóa, sửa chửa các thương tổn của tế bào, các hảng mỹ phẩm ứng dụng ly trích các chất trong hạt sen để sản xuất kem chống lão hóa da tung ra thị trường với nhiều nhãn hiệu khác nhau..
Về giá trị dinh dưỡng, hạt sen có hàm lượng bột đường và protein khá cao, ít chất béo. Hàm lượng calcium cao, cần thiết cho phát triển xương, máu và chất dịch trong cơ thể. Magnesium có hàm lượng trung bình, đây là chất cần thiết trong tế bào chất và liên bào để duy trì thẩm thấu, là thành phần cấu tạo của các enzyme trong phản ứng tông hợp, đặc biệt là muối MgATP2 rất cần thiết trong tổng hợp nucleotide. Đồng và kẻm hàm lượng trung bình, cần thiết trong hình thành hồng huyết cầu. Hàm lượng Chromium trong hạt khá cao, đây là vi chất tham gia vào quá trình biến dưỡng chất bột đường, nếu thiếu gây bệnh tiểu đường, đục thủy tinh thể, căng thẳng thần kinh, xơ cứng động mạch.
Tâm sen (liên tâm-Embryo Nelumbinis) có tác dụng làm an thần, trị mất ngủ, sốt cao với thần kinh căng thẳng, cao huyết áp. Gương sen chứa protein, cabohydrate và mang lượng nhỏ alkaloid nelumbine, sử dụng để cầm máu. trị lo âu (agitation), sốt sét, tim đập nhanh
Sen chứa lượng lớn chất thơm trong lá và hoa. Trong lá 40% chất thơm là cis-3-hexenol và trong hoa 75% là hydrocarbon, chủ yếu là 1.4-dimethoxybenzen-1.8 –cincole, terpinen-4-ol và linalool (Omata & ctv, 1992).
Giá trị dinh dưỡng của củ sen và hạt sen được trình bày ở bảng 1. chúng rất giàu can-xi và ka-li.
Bảng 1: Giá trị dinh dưỡng của 100 g củ sen và hạt sen (theo Nguyễn Quốc Vọng, 2002)
Thành phần |
Củ |
Hạt |
||
Muối |
Tươi |
Luộc |
Tươi |
|
Nước (g) |
81,2 |
81,0 |
67,7 |
13,0 |
Năng lượng (kcal) |
66,0 |
68,0 |
121,0 |
335,0 |
Năng lượng .(kj) |
276,0 |
285,0 |
506,0 |
1402,0 |
Protein (g) |
2,1 |
1,8 |
8,1 |
17,1 |
Chất béo (g) |
0,0 |
0,0 |
0,2 |
1,9 |
Đường (g) |
15,1 |
15,8 |
21,1 |
62,0 |
Chất xơ dễ tiêu. (g) |
O,6 |
0,6 |
1,4 |
1,9 |
Calcium (mg) |
18,0 |
17,6 |
95,0 |
190,0 |
Phosphorus (mg) |
60,0 |
55,0 |
220,0 |
650,0 |
Sắt. (mg) |
0,6 |
0,5 |
1,8 |
3,1 |
Natri (mg) |
28,0 |
19,0 |
2,0 |
250,0 |
Kali (mg) |
470,0 |
350,0 |
420,0 |
1100,0 |
Vit B 1 (mg) |
0,09 |
0,07 |
0,19 |
0,26 |
Vit B 2 (mg) |
0,02 |
0,01 |
0,08 |
0,10 |
Niacin (mg) |
0,2 |
0,2 |
1,16 |
2,1 |
Vit C (mg) |
55,0 |
37,0 |
0,0 |
0,0 |
Các vi chất có trong hạt sen (%) (theo Pulok K, Mukherjee, J. Das, R. Balasubramanian, Kakali Saha, M. Pal, b.p. Saha, 1995)
Cr |
Na |
K |
Ca |
Mg |
Cu |
Zn |
Mn |
Fe |
0.0042 |
1.00 |
28.5 |
22.10 |
9.20 |
0.0463 |
0.0840 |
0.356 |
0.1990 |
Nguyễn Phước Tuyên
Trung tâm Khuyến Nông Đồng Tháp
Bài viết cùng danh mục
- Đồng Tháp: Nông nghiệp nông thôn chuyển biến theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả
- 2010 - một năm cá tra vượt khó
- Vasep dự báo thiếu hụt nguyên liệu cá tra
- Thị trường cá tra tăng giá:
- Luân canh tôm - lúa ở ĐBSCL
- Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất vải
- Cần "kích cầu" cơ giới hóa thu hoạch lúa cho nông dân
- Phát triển bền vững ngành nghề mây tre đan
- Hoa, cây cảnh đang chờ nguồn giống tốt
- Kinh tế trang trại thời hội nhập
Tin xem nhiều
Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5
![]() |
Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI 1. ... |
![]() |
Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ... |
Quy trình sản xuất giống cá lăng vàng
1. Thuần dưỡng và nuôi vỗ cá bố mẹ 1.1 Thuần dưỡng cá làm bố mẹ Nếu cá bố mẹ có nguồn ... |
Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm
![]() |
Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ... |
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm
![]() |
Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ... |
Video xem nhiều
Sử dụng thuốc gốc đồng để trừ bệnh
![]() |
(Nguồn THĐT) |
Tác dụng của Canxi với sự sinh trưởng của cây lúa
![]() |
(Nguồn THĐT) |
![]() |
(Nguồn THVL) |
Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao
![]() |
Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ... |
Sinh vật cảnh tiềm năng kinh tế nông nghiệp đô thị
![]() |
(Nguồn THĐT) |