Nghiên cứu đặc tính nông sinh học của bộ giống lúa cao sản chịu nóng tại miền Nam

Ảnh minh họa

Khí hậu nóng, khô làm giảm phẩm chất và năng suất của cây trồng, đôi khi cây trồng không cho trái, đặc biệt là cây lúa ở giai đoạn ra hoa là giai đoạn rất mẫn cảm với điều kiện khô hạn và nóng kéo dài. Hạt lúa thường trổ không thoát cổ bông hoặc trổ nhưng bị lép, làm thất thoát năng suất.

Vì thế, “Nghiên cứu đặc tính nông sinh học của bộ giống lúa cao sản chịu nóng tại miền Nam” nhằm tìm ra vật liệu khởi đầu cho công tác lai tạo giống lúa chống chịu nóng.

Các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Nông lâm TP.HCM, Viện Lúa ĐBSCL và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam đã tiến hành phân tích mức độ đa dạng giữa 50 giống lúa cải tiến từ ngân hàng gien của Bộ môn Di truyền Chọn giống, Viện Lúa ĐBSCL cung cấp.

Nghiên cứu đã xác định được một số giống chịu nóng nổi trội về các đặc tính như thời gian sinh trưởng, cao cây, dài bông, hạt chắc/bông cao. Đây chính là những nguồn vật liệu di truyền rất quí có thể phục vụ cho công tác lai tạo, chọn giống để đáp ứng yêu cầu của sản xuất và phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của xã hội.

Xét về đặc tính nông học đa số các giống lúa chịu nóng phân bố theo chiều cao cây nằm trong nhóm 100-120 cm (có 45 giống). Nhóm 120-140 cm bao gồm 3 giống. Các nhóm còn lại 140-160 cm, 160- 180 cm, 180-200 cm là các giống phân bố rất ít biến động (từ 0 đến 1 giống). Các nhóm còn lại có rất ít các giống. Điều này chứng tỏ các giống lúa chịu nóng chỉ tập trung ở chiều cao trung bình khá.

Về năng suất (g/bụi), các giống có năng suất biến động rất khác nhau, tuy nhiên năng suất trung bình một bụi khoảng 6,2638 g. Giống có năng suất bụi lớn nhất là giống TLR 395 là 8,97 g. Ngược lại, giống Gayabyeo lại cho năng suất khá thấp, chỉ khoảng 2,1 g.

Khối lượng 1000 hạt có sự biến động tương đối lớn giữa các giống, trung bình có khối lượng 1000 hạt là 26,152 g. Trong đó giống TLR 402 có khối lượng 1000 hạt cao nhất (28,70 g), thấp nhất là R6 (23,4 g).

Về năng suất (g/bụi), các giống có năng suất biến động rất khác nhau, tuy nhiên năng suất trung bình một bụi khoảng 6,2638 g. Giống có năng suất bụi lớn nhất là giống TLR 395 là 8,97 g. Ngược lại, giống Gayabyeo lại cho năng suất khá thấp, chỉ khoảng 2,1 g.

Khối lượng 1000 hạt có sự biến động tương đối lớn giữa các giống, trung bình có khối lượng 1000 hạt là 26,152 g. Trong đó giống TLR 402 có khối lượng 1000 hạt cao nhất (28,70 g), thấp nhất là R6 (23,4 g).

Các giống chống chịu nóng tốt là 6 giống: TLR390, TLR 391, N22, OM10040, OM8108, Du La và OM 4900.

 

Theo Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam

 

Tin xem nhiều

Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5

Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI

1. ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng

Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ...

Quy trình sản xuất giống cá lăng vàng

1. Thuần dưỡng và nuôi vỗ bố mẹ

1.1 Thuần dưỡng cá làm bố mẹ

Nếu cá bố mẹ có nguồn ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm

Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ...

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm

Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ...

Video xem nhiều

Kỹ thuật bón phân

(Nguồn THVL)

Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao

Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ...