Nghiên cứu đánh giá tác động của các hệ thống canh tác lúa đến tính chất đất vùng đất phèn Đồng Tháp Mười

Trên vùng đất phèn chuyên trồng lúa ở Đồng Tháp Mười hiện tồn tại 3 hệ thống canh tác lúa, đó là: (i) lúa 2 vụ không có đê bao; (ii) lúa 3 vụ có đê bao lửng và (iii) lúa 3 vụ có đê bao kín. Các hệ thống canh tác lúa 3 vụ đã hình thành cách đây từ 8-10 năm.
Cho đến nay vẫn còn có nhiều ý kiến trái ngược nhau về việc xây dựng các hệ thống đê bao để trồng lúa 3 vụ trên đất phèn ở Đồng Tháp Mười, nhất là về mặt độ phì, bao gồm cả việc rửa phèn và lấy phù sa cho đồng ruộng.
Nghiên cứu này đã được thực hiện nhằm đánh giá tác động của các hệ thống canh tác lúa nhiều vụ trong năm đến tính chất đất vùng đất phèn Đồng Tháp Mười.
Kết quả nghiên cứu cho thấy sau 8-10 năm canh tác 3 vụ lúa trong năm đã làm giảm độ dày tầng canh tác, tăng độ dày tầng đế cày và dung trọng đất. Canh tác 3 vụ lúa trong năm có tác dụng làm tăng hàm lượng chất hữu cơ, đạm và lân tổng số trong đất. Tuy nhiên, hàm lượng đạm dễ tiêu ở giai đoạn đầu sinh trưởng của cây lúa trong vụ Hè Thu và Thu Đông ở các hệ thống canh tác lúa 3 vụ lại thiếu, nhất là ở hệ thông lúa 3 vụ có đê bao lửng.
Axít hữu cơ có trọng lượng phân tử thấp và Fe2+ trong đất là 2 độc chất chính trong giai đoạn dầu của cây lúa ở vụ Hè Thu và Thu Đông trên hệ thống canh tác lúa 3 vụ.
Hàm lượng phù sa trong nước lũ và số lượng phù sa tích lũy trên ruộng ở hệ thống lúa 2 vụ không có đê bao và lúa 3 vụ có đê bao lửng sau mỗi mùa lũ ở vùng nghiên cứu là không nhiều. Chất lượng phù sa giữa 2 hệ thống canh tác trên không có sự khác biệt. Sau mỗi mùa lũ, lượng phù sa để lại cho đất ở hệ thống canh tác lúa 2 vụ không có đê bao và lúa 3 vụ có đê bao lửng khoảng 5,66-6,47 t/ha, trong đó có chứa 22,7-25,1kg N, 6,4-7,8kg P2O5, 6,6-7,8kg K2O, 1,5kg CaO và 3,2-3,6kg MgO./
Theo Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam
Bài viết cùng danh mục
- Biểu hiện lâm sàng trên heo bị Lỡ mồm long móng (FMD) ở vùng Đông Nam Á
- Công nghệ sinh học giúp người nông dân vượt qua những khó khăn khi sản xuất quy mô nhỏ
- Cần áp dụng nhanh cơ giới hóa trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở ĐBSCL
- Cây sử dụng đường để xác định thời gian trong ngày
- Nhật Bản tạo bước đột phá trong công nghệ tế bào
- Giống Điều mới có năng suất và chất lượng cao
- Nhân giống sâm Ngọc Linh bằng công nghệ nuôi cấy mô
- Vi khuẩn có khả năng chịu mặn giúp cải thiện năng suất cây trồng
- Phát hiện bước đầu tiên hướng tới giảm nhu cầu phân đạm của thực vật
- Nông nghiệp hữu cơ – Thực trạng và Định hướng phát triển
Tin xem nhiều
Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5
![]() |
Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI 1. ... |
![]() |
Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ... |
Quy trình sản xuất giống cá lăng vàng
1. Thuần dưỡng và nuôi vỗ cá bố mẹ 1.1 Thuần dưỡng cá làm bố mẹ Nếu cá bố mẹ có nguồn ... |
Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm
![]() |
Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ... |
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm
![]() |
Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ... |
Video xem nhiều
Sử dụng thuốc gốc đồng để trừ bệnh
![]() |
(Nguồn THĐT) |
Tác dụng của Canxi với sự sinh trưởng của cây lúa
![]() |
(Nguồn THĐT) |
![]() |
(Nguồn THVL) |
Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao
![]() |
Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ... |
Sinh vật cảnh tiềm năng kinh tế nông nghiệp đô thị
![]() |
(Nguồn THĐT) |