Tình hình sinh vật gây hại từ 25/10/2012 đến 31/10/2012

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRỒNG:

1. Thời tiết:

Tuần qua thời tiết các nơi trong tỉnh ngày nắng nóng, có mưa rải rác ở nhiều nơi, gió hướng Đông - Đông Nam, cấp 2 - 3.

Thời tiết

Nhiệt độ (0C)

Ẩm độ (%)

Tổng số giờ nắng (giờ)

Lượng mưa (mm)

TB

Tối cao

Tối thấp

TB

Tối cao

Tối thấp

Trong tuần

28,7

32,0

25,9

80,9

83

77

66,7

4,6

Dự báo tuần tới

28,2

32,0

24,0

82

 

 

62,0

15,0

 

2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng:

2.1. Cây lúa:

v Lúa Thu Đông 2012: Thu hoạch 68.269 ha, đạt 84,3% diện tích xuống giống, năng suất bình quân 5,51 tấn/ha. Diện tích lúa còn lại 12.720 ha đang giai đoạn:

- Đẻ nhánh: 3.569 ha            - Làm đòng: 2.730 ha             - Trỗ chín: 6.421 ha

v Lúa Đông Xuân 2012 - 2013: Xuống giống 54.555 ha/206.000ha, đạt 26,5% kế hoạch, trong đó:

- Mạ: 47.232 ha                   - Đẻ nhánh: 4.615 ha             - Làm đòng: 1.118 ha

2.2. Cây trồng khác:

v Hoa màu vụ Thu Đông 2012: Thu hoạch 4.414,5 ha / 5.109,1 ha diện tích xuống giống. Diện tích còn lại 694,6 ha gồm các loại các loại hoa màu.

v Hoa màu vụ Đông Xuân 2012 – 2013: Xuống giống 1.719,9 ha gồm các loại hoa màu như:

- Bắp: 259,8 ha

- Thời gian sinh trưởng 3 - 21 NSG

- Dưa hấu: 227,8 ha

- Thời gian sinh trưởng 3 - 14 NSG

- Ớt: 297,5 ha

- Thời gian sinh trưởng 3 - 21 NSG

- Cây có củ: 43,0 ha

- Thời gian sinh trưởng 3 - 14 NSG

- Đậu các loại: 1,6 ha

- Thời gian sinh trưởng 3 - 17 NSG

- Rau dưa các loại: 890,2 ha

- Thời gian sinh trưởng 3 - 21 NSG

 

II. NHẬN XÉT TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI 7 NGÀY:

  • Ø Lúa Thu Đông 2012:

- Rầy nâu: Diện tích nhiễm 221 ha lúa giai đoạn đòng trỗ, gây hại chủ yếu ở mức nhẹ và phổ biến ở tuổi trưởng thành, tăng 33 ha so với tuần trước.

- Bệnh đạo ôn lá: Diện tích nhiễm 375 ha lúa giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng, bệnh chủ yếu gây hại chủ yếu ở mức nhẹ với tỷ lệ 5 - 10%, tăng 35 ha so với tuần trước.

- Bệnh cháy bìa lá: Diện tích nhiễm 304 ha lúa giai đoạn đòng trỗ, trong đó nhiễm nặng 36 ha, tỷ lệ 40-60%, nhiễm trung bình 44 ha, tỷ lệ 20-40%, còn lại nhiễm nhẹ, giảm 242 ha so với tuần trước.  

Ngoài ra, chuột, sâu cuốn lá, nhện gié, bệnh vàng lá, lem lép hạt… xuất hiện và gây hại chủ yếu ở mức nhẹ trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - trỗ chín.

  • Ø Lúa Đông Xuân 2012 - 2013:

- Rầy nâu: Diện tích nhiễm 108 ha lúa giai đoạn mạ - đẻ nhánh, gây hại chủ yếu ở mức nhẹ và phổ biến ở tuổi trưởng thành.

- Bệnh đạo ôn lá: Diện tích nhiễm 295 ha lúa giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng, trong đó nhiễm trung bình 70 ha, tỷ lệ 10-20%, còn lại nhiễm nhẹ, tăng 190 ha so với tuần trước do điều kiện thời tiết và giai đoạn lúa thích hợp cho bệnh phát sinh phát triển, gây hại chủ yếu trên các giống IR 50404, OM 4218, OM 4900.

- Bệnh cháy bìa lá: Diện tích nhiễm 295 ha lúa giai đoạn làm đòng, trong đó nhiễm trung bình 30 ha, tỷ lệ 20-420%, còn lại nhiễm nhẹ, tăng 295 ha so với tuần trước.  

Ngoài ra các đối tượng khác như: bù lạch, ốc bươu vàng, chuột xuất hiện và gây hại rải rác hoặc chủ yếu ở mức nhẹ trên lúa giai đoạn mạ - đẻ nhánh.

* Hoa màu: Các đối tượng như bọ trĩ, rầy mềm, sâu ăn tạp, bệnh héo rũ, sương mai, thán thư,... xuất hiện rải rác và gây hại nhẹ.

* Cây ăn trái: Các đối tượng như nhện, ruồi đục quả, bệnh chổi rồng, bệnh thán thư, bệnh cháy lá,... xuất hiện và gây hại trên các loại cây trồng chính như Xoài, Nhãn, Quýt.

III. DỰ BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI TRONG TUẦN TỚI:       

v Lúa Thu Đông 2012:

- Rầy nâu: Dự báo từ 5 – 10/11/2012 sẽ có đợt rầy cám mới bắt đầu nở rộ với mật số gây hại chủ yếu ở mức nhẹ - trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ.

- Bệnh đạo ôn lá, cổ lá, cổ bông, cháy bìa lá, sọc vi khuẩn: Tiếp tục gây hại và phát triển ở mức nhẹ - trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ.

- Các đối tượng khác như: chuột, sâu cuốn lá, nhện gié, bệnh vàng lá, lem lép hạt,… gây hại chủ yếu rải rác hoặc ở mức nhẹ trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ.

v Lúa Đông Xuân 2012-2013:

+ Rầy nâu di trú: Đa số diện tích lúa Thu Đông còn lại tập trung vào giai đoạn trỗ chín – thu hoạch nên rầy nâu tiếp tục di trú đến 5/11/2012, tuy nhiên mật số sẽ giảm so với tuần trước.

- Rầy nâu trên ruộng: Do ảnh hưởng của rầy di trú nên lúa giai đoạn mạ - đẻ nhánh chủ yếu rầy tuổi trưởng thành gây hại rải rác hoặc ở mức nhẹ.  

- Sâu cuốn lá: Xuất hiện và gây hại chủ yếu ở mức nhẹ - trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh, đặc biệt những ruộng sạ dày, bón thừa phân đạm, phun thuốc trừ sâu sớm lúc đầu vụ có thể bị hại nặng.  

- Bệnh đạo ôn lá, cổ lá: Tiếp tục gây hại chủ yếu ở mức nhẹ - trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh, đặc biệt những ruộng gieo trồng giống nhiễm, sạ dày, bón thừa phân đạm có thể bị hại nặng.

- Ngoài ra, các đối tượng khác như: ốc bươu vàng, bù lạch, chuột, sâu đục thân, ngộ độc hữu cơ,… gây hại rải rác hoặc chủ yếu ở mức nhẹ trên lúa giai đoạn mạ đến làm đòng.

IV. ĐỀ NGHỊ:

* Trên lúa Thu Đông 2012: Theo dõi chặt chẽ các đối tượng gây hại chủ yếu như bệnh đạo ôn, cháy bìa lá, sọc vi khuẩn và lem lép hạt… để có các giải pháp phòng trị kịp thời hạn chế ảnh hưởng đến năng suất.

* Trên lúa Đông Xuân 2012 - 2013:

- Đối với lúa < 20 ngày sau sạ, theo dõi chặt chẽ tình hình rầy di trú trên ruộng để đưa nước vào che chắn kịp thời nhằm hạn chế rầy đẻ trứng và chích hút truyền bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá.

- Đối với lúa > 20 ngày sau sạ, kiểm tra kỹ lúa giai đoạn đẻ nhánh nếu mật số thấp không cần xử lý thuốc nhằm bảo tồn thiên địch và hạn chế tái phát cho giai đoạn sau.

- Áp dụng các biện pháp tổng hợp để diệt trừ ốc bươu vàng, chuột và cỏ dại ngay từ đầu vụ.

- Bón phân cân đối, không bón thừa phân đạm, tăng cường phân lân và kali ngay từ đầu vụ, tưới tiêu nước hợp lý để giúp lúa phát triển tốt, hạn chế sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh và đổ ngã về sau. Đặc biệt lưu ý các ruộng sử dụng phân AMI-AMI cần theo dõi chặt chẽ bệnh đạo ôn lá kết hợp thối gốc vi khuẩn và áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật nhằm khống chế và giảm khả năng lây lan nguồn bệnh. 

- Chủ động gia cố đê bao, phương tiện bơm nước chống úng cho lúa mới xuống giống nhằm tránh thiệt hại do mưa và triều cường.

- Tăng cường vận động nông dân xuống giống theo lịch tập trung, đồng loạt, né rầy của địa phương.

- Tích cực thăm đồng thường xuyên, phát hiện sớm các đối tượng gây hại, thông báo kịp thời cho cán bộ địa phương để có hướng dẫn các giải pháp phòng trừ kịp thời và hiệu quả.

Chi cục BVTV Đồng Tháp

Tin xem nhiều

Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5

Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI

1. ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng

Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ...

Quy trình sản xuất giống cá lăng vàng

1. Thuần dưỡng và nuôi vỗ bố mẹ

1.1 Thuần dưỡng cá làm bố mẹ

Nếu cá bố mẹ có nguồn ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm

Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ...

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm

Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ...

Video xem nhiều

Kỹ thuật bón phân

(Nguồn THVL)

Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao

Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ...