Tài liệu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mè - Phần 1

I. MỞ ĐẦU

1. Nguồn gốc

Cây mè có tên khoa học là (Sesamum indicum Linn). Nguồn gốc có từ Châu Phi. Có nhiều ý kiến cho rằng Êtiopi là nguyên sản của giống mè trồng hiện nay. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng vùng Afghan - Persian mới là nguyên sản của các giống mè trồng. Mè là loại cây có dầu được trồng lâu đời (khoảng 2000 năm trước công nguyên). Sau đó được đưa vào vùng tiểu Á (Babylon) và được di về phía tây - vào châu Âu và phía nam vào châu Á dần dần được phân bố đến Ấn Độ và một số nước nam Á Trung Quốc. Ấn Độ được xem như là trung tâm phân bố của cây mè.

Ở Nam Mỹ, mè được du nhập qua từ Châu Phi sau khi người Âu Châu khám phá ra ở Châu Mỹ vào năm 1492 (do Chritophecoloms người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha) đem mè đi bán.

2. Tình hình sản xuất

Trước thế chiến thứ hai, diện tích trồng mè từ 5 triệu ha vào năm 1939, đạt sản lượng 1,5 tấn trong đó Ấn Độ là quốc gia trồng nhiều nhất với diện tích 2,5 triệu ha, kế đó là Trung Quốc 1,2 triệu ha, Miến Điện 700.000 ha, Soudan 400.000 ha, Mehico 200.000 ha. Các quốc gia có diện tích trồng < 50.000 ha gồm: Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ouganda, Megéria.

Hiện nay, tuy với diện tích không nhiều mè đã được trồng khắp các châu lục trên thế giới.

Sản lượng mè hằng năm trên thế giới khoảng 2 triệu tấn.

Các vùng trồng chính:

- Châu Á : Sản xuất 55 - 60% sản lượng trên thế giới

- Châu Mỹ: 18 - 20%

- Châu Phi: 18 - 20%

Ngoài ra, Châu Âu và Châu Đại Dương cũng có trồng rãi rác nhưng không đáng kể.

Các nước trồng nhiều mè trên thế giới:

- Ấn Độ: Đứng đầu thế giới với sản lượng khoảng 4000.000 tấn/năm

- Trung Quốc nước sản xuất lớn thứ 2: 320.000 - 350.000 tấn.

 - Sudan (Châu Phi): 150 - 200 ngàn tấn.

- Mexico (Châu Mỹ): 150 - 180 ngàn tấn.

Các nước có sản lượng tương đối lớn khác là: Burma, Pakistan, Thailan (châu Á); Nigiêria, Tanazania, Uganda (Châu Phi); Colombia, Venezuela (Châu Mỹ)

Năng suất mè nói chung còn thấp. Năng suất bình quân thế giới chỉ khoảng 300 - 400 kg/ha.

Ở nước ta mè được trồng nhiều ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Miền Đông Nam Bộ và Trung Bộ (riêng tỉnh An Giang, diện tích trồng mè hiện nay tăng lên đến 16.000 ha). Tại vùng Châu Phú An Giang, năng suất đạt từ 400 - 600 kg/ha. Nếu áp dụng biện pháp canh tác thích hợp, năng suất mè có thể đạt 1 tấn/ha. Ở Việt Nam, mè được trồng lâu đời nhất là ở Miền Bắc, nhưng diện tích không mở rộng được vì điều kiện khí hậu và đất đai không thích hợp cho cây trồng phát triển.

Hiện nay, diện tích mè không mở rộng được do tình hình xuất khẩu không ổn định và giá cả biến động so với các loại cây trồng khác.

3. Công dụng và giá trị kinh tế.

3.1. Công dụng

a. Hạt mè.

- Được sử dụng rất phổ biến để chế biến nhiều dạng thức ăn (kẹo mè, chè mè...). Trong dân gian, còn dùng mè để nấu cháo (nếp với mè) cho người mẹ cho con bú rất tốt.

b. Dầu mè

- Tiêu thụ nhiều nhất, dầu mè rất tốt, khác với các loại dầu khác là không bị oxy hóa nên nên không chuyển thành mùi khó chịu. Vì trong mè có chứa chất sesamol, ngăn cản quá trình oxy-hóa.

Trong kỹ nghệ, dầu mè sử dụng để bôi trơn máy móc cao cấp: máy bay, máy dùng trong khoa học kỹ thuật, dầu dùng để pha sơn, pha vecni rất tốt vì có màu láng bóng.

Trong y học, dùng để làm thuốc viên con nhộng. Dầu mè còn dùng trong mỹ phẩm, ở Ấn Độ, người ta còn dùng dầu mè để bôi vào tóc cho bóng mượt.

3.2. Giá trị dinh dưỡng.

Mè có giá trị dinh dưỡng cao, trong hạt mè có chứa: 45 - 55% dầu, 19 - 20% Protein, 8 - 11% đường, 5% nước, 4 - 6% chất tro. Thành phần axit hữu cơ chủ yếu của dầu mè là 2 loại acid béo chưa no sau:

- Axit oleic (C18 H34 O2): 45,3 - 49,4%.

- Axit linoleic (C18 H32 O2): 37,7 - 41,2%.

 Nếu so sánh hàm lượng acid amin có trong bột mè và trong thịt, ta thấy các acid amin có trong bột mè gần tương đương với acid amin có trong thịt.

Sau đây là bảng phân tích thành phần dinh dưỡng có trong bột mè và trong thịt.

Acid amin

Bột mè %

Thịt %

Lysin

2,8

10,0

Triptophan

1,8

1,4

Methionine

3,2

3,2

Phenilatanine

8,0

5,0

Leucine

7,5

8,0

Isoleucine

4,8

6,0

Valine

5,1

5,5

Threonine

4,0

5,0

 Mộc Hoa Lê (sưu tầm)

Nguồn Trường Đại học Cần Thơ

Các bài viết liên quan

- Tài liệu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mè - Phần 1

- Tài liệu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mè - Phần 2

- Tài liệu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mè - Phần 3

- Tài liệu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mè - Phần 4

Tin xem nhiều

Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5

Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI

1. ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng

Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ...

Quy trình sản xuất giống cá lăng vàng

1. Thuần dưỡng và nuôi vỗ bố mẹ

1.1 Thuần dưỡng cá làm bố mẹ

Nếu cá bố mẹ có nguồn ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm

Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ...

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm

Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ...

Video xem nhiều

Kỹ thuật bón phân

(Nguồn THVL)

Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao

Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ...