Dự án canh tác lúa ít phát thải khí nhà kính tại ĐBSCL.

Những năm gần đây, tác động của biến đổi khí hậu như thiên tai hạn hán, bão lũ và xâm nhập mặn ở ĐBSCL ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất lúa toàn vùng. Diện tích đất gieo trồng cũng đang dần bị thu hẹp do đô thị hóa và chi phí đầu tư cao cho sản xuất lúa. Bên cạnh đó, nông nghiệp đóng góp 12% tổng phát khí thải nhà kính, trong đó canh tác lúa đóng góp tới 10%, các kỹ thuật canh tác như tưới tiêu, bón phân, xử lí rơm rạ đã dẫn đến phát thải khí nhà kính CH4, N2O, C2O… Cho nên, ngoài việc duy trì sản xuất lúa bền vững, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, đòi hỏi sự quan tâm đến cải thiện và bảo vệ môi trường.
Trước tình hình đó, Bộ NN&PTNT đã phối hợp với Quỹ Bảo vệ môi trường (EDF), Viện Nghiên cứu phát triển đồng bằng sông Cửu Long (MDI), Đại học Cần Thơ và Đại học Thủy Lợi – Hà Nội thực hiện dự án “Canh tác lúa ít phát thải khí nhà kính” tại ĐBSCL. Dự án được thực hiện trong 3 năm (2010-2013) với tổng kinh phí dự kiến lên gần 1 tỷ USD. MDI đã chọn xã Bình Hòa, Châu Thành, An Giang để triển khai đầu tiên dự án với khoảng 100 ha trong vụ Đông xuân 2010-2011 nhằm mục đích cải thiện chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân và canh tác lúa giảm phát khí thải nhà kính, đo đạc và theo dõi biến động lượng giảm khí thải trong ruộng lúa theo tiêu chuẩn quốc tế, bán nguồn carbon thu được, góp phần giảm tác động của biến đổi khí hậu.
MDI đã tiến hành thí điểm 5 mô hình:
- Mô hình nước 1: tưới ngập - khô xen kẽ.
- Mô hình nước 2: tưới ẩm, khi nước giựt xuống 12-15 cm thì bơm nước vào, giữ ẩm (ít hơn 5 cm). Thông thường hơn 20 NSS sẽ cắt nước trên ruộng, nhưng trong mô hình này vẫn duy trì bơm giữ ẩm. Điều này nhằm mục đích làm giảm lượng khí phát thải.
- Mô hình 3: bón phân theo bảng so màu lá (chia làm 2 mô hình nhỏ bón KCl hoặc KNO3).
- Mô hình 4: mô hình sử dụng nấm trichoderma, xử lí rơm rạ và hữu cơ vi sinh (chia làm 2 mô hình nhỏ: giảm 30% phân vô cơ và không giảm phân vô cơ).
- Mô hình đối chứng: nước ngập liên tục 5-10 cm (canh tác theo tập quán của nông dân).
Công thức phân 100-50-40 kg/ha (ngoại trừ mô hình KNO3 là 100-50-30).Theo MDI phát triển lúa – gạo sạch – ít carbon theo mô hình 1 phải (k) – 5 giảm (c) (bổ sung mô hình 1 phải 5 giảm của Bộ NN&PTNT), trong đó thay tiêu chí chủ đạo thứ 5 giảm thất thoát sau thu hoạch bằng giảm khí thải carbon, (k) có nghĩa là giống xác nhận có tính kháng sâu bệnh và (c) có nghĩa là carbon. Đo đạc, phân tích khí thải CH4 và tính toán lượng chuyển đổi CO2 của mô hình do đại học Thủy Lợi-Hà Nội phụ trách.
Dụng cụ đo khí phát thải
Kết quả đạt được phản ánh giai đoạn phát thải khí cao nhất thường là lúc đất lúa ngập nước. Mô hình KCl và mô hình nước 2 có lượng phát thải CO2 thấp và khác biệt so với đối chứng khoảng -19 và -31%. Hầu hết mô hình đều có lợi nhuận trên 20 triệu đồng/ha, đặc biệt mô hình N-KNO3 có lợi nhuận cao nhất (năng suất cao nhất), kế đến là mô hình nước 1, hơn 27 triệu đồng/ha (do chi phí đầu tư thấp). Trong đó có thể sử dụng phối hợp mô hình nước 1 + so màu lá + mô hình sử dụng KCl + Trico cho năng suất cao và ít khí thải.
Những khó khăn vấp phải: ngay từ đầu vụ, thời tiết lạnh, dẫn đến trường hợp bà con bón thêm phân tự phát, không theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, làm ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm và đo đạc lượng khí phát thải. Bên cạnh đó, việc sử dụng không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa giai đoạn đầu (15-20 NSS). Ngoài ra, mặt ruộng không bằng phẳng, ruộng và bờ bao mới nên không giữ được nước, ảnh hưởng đến điều tiết nước trong ruộng, kết quả thực tế thí nghiệm khác với kết quả dự đoán của các nhà khoa học. Hơn nữa, đa số nông dân trong mô hình không tham gia các buổi tập huấn, không có sự liên kết giữa các hộ nông dân trong mô hình như hình thức hợp tác xã hay tổ sản xuất…
MDI phối hợp với chính quyền địa phương hướng tới sẽ mở rộng phạm vi dự án khoảng 150 ha tại Kiên Giang trong vụ Hè thu 2011 chỉ sử dụng 1-2 mô hình hiệu quả nhất. Tăng cường tập huấn, liên kết giữa các hộ nông dân, thành lập tổ sản xuất, ghi chép sổ tay sản xuất. Xây dựng thương hiệu lúa-gạo sạch, đạt tiêu chuẩn quốc tế, liên kết để xuất khẩu gạo. UBND tỉnh An Giang và Kiên Giang sẽ hỗ trợ từ 20-30% cho 1 ha lúa sản xuất từ khâu giống đến khâu đầu tư. Thực hiện theo tiêu chí Xây dựng nông thôn mới: tiêu chí môi trường thích ứng với biến đổi khí hậu. Cơ giới hóa san bằng đồng ruộng. Ngoài ra, dự án sẽ đăng kí và liên kết với thị trường carbon, tiến đến bán lượng carbon giảm thu được từ việc sản xuất lúa.
Dự án “Canh tác lúa ít phát thải khí nhà kính” là dự án lớn, có tầm nhìn mới và đặc biệt là trong việc kinh doanh lượng carbon trong sản xuất lúa gạo. Tuy nhiên, cần xác định cụ thể nước nào chịu liên kết với Việt Nam trong việc thu mua lượng carbon phát thải từ sản xuất lúa gạo nói riêng trong nông nghiệp nói chung để thu được kết quả như mục tiêu dự án đã đề ra. Bên cạnh đó, còn sự trăn trở khác là nếu thu được lợi nhuận từ việc bán khí thải trong sản xuất lúa thì lợi nhuận đó có được về tay người nông dân hay không.
Nguyễn Thị Việt Anh
Phòng NCKH&TT sở NN&PTNT Đồng Tháp
Bài viết cùng danh mục
- Cây sen, nguồn dinh dưỡng và dược liệu quý
- Đồng Tháp: Nông nghiệp nông thôn chuyển biến theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả
- 2010 - một năm cá tra vượt khó
- Vasep dự báo thiếu hụt nguyên liệu cá tra
- Thị trường cá tra tăng giá:
- Luân canh tôm - lúa ở ĐBSCL
- Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất vải
- Cần "kích cầu" cơ giới hóa thu hoạch lúa cho nông dân
- Phát triển bền vững ngành nghề mây tre đan
- Hoa, cây cảnh đang chờ nguồn giống tốt
Tin xem nhiều
Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5
![]() |
Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI 1. ... |
![]() |
Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ... |
Quy trình sản xuất giống cá lăng vàng
1. Thuần dưỡng và nuôi vỗ cá bố mẹ 1.1 Thuần dưỡng cá làm bố mẹ Nếu cá bố mẹ có nguồn ... |
Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm
![]() |
Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ... |
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm
![]() |
Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ... |
Video xem nhiều
Sử dụng thuốc gốc đồng để trừ bệnh
![]() |
(Nguồn THĐT) |
Tác dụng của Canxi với sự sinh trưởng của cây lúa
![]() |
(Nguồn THĐT) |
![]() |
(Nguồn THVL) |
Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao
![]() |
Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ... |
Sinh vật cảnh tiềm năng kinh tế nông nghiệp đô thị
![]() |
(Nguồn THĐT) |