Phòng trừ rệp sáp hại đu đủ

Rệp sáp hại đu đủ là loài gây hại phổ biến và đáng kể trên cây đu đủ. Trong điều kiện thời tiết nóng ẩm như hiện nay, khá phù hợp cho loài rệp sáp gây hại.
Đặc điểm hình thái
Cơ thể thành trùng rất nhỏ hình oval, màu vàng, có phủ lớp sáp trắng. Lớp sáp này rất ít không đủ để che phủ toàn bộ cơ thể. Ấu trùng màu vàng nhạt. Cả quần thể rệp sáp được phủ lớp sáp trắng, dầy.
Đặc tính gây hại
Rệp sáp sống tập trung thành từng đám, cả ấu trùng và thành trùng đều chích hút và gây hại. Chúng chích hút và gây hại ở gân lá, đọt non, trái và thân cây. Triệu chứng bị hại thường là lá đu đủ bị xoăn lại; chùn đọt; trái bị chích hút chảy nhựa mất giá trị thẩm mỹ do chất thải của rệp tiết ra thu hút nấm bồ hóng đen phát triển, bám trên bề mặt vỏ trái. Đây là yếu tố làm giảm chất lượng và năng suất. Nếu bị hại nặng, toàn bộ lá bị nhăn nhúm cùng lớp bồ hóng đen phủ bề mặt lá làm giảm khả năng quang hợp; teo đọt; trái bị sượn, có thể bị rụng khi còn non, thân teo tóp và chết.
Biện pháp phòng trừ
- Vệ sinh vườn sạch sẽ, đốt bỏ, tiêu huỷ lá già, lá bị hại.
- Chăm sóc cây thường xuyên, cắt tỉa cành lá hợp lý tạo độ thông thoáng trong vườn. Thu gom lá rụng, cành đã tỉa đem phơi và đốt.
- Khi mật số rệp cao, bồ hóng nhiều có thể phun nước mạnh để rửa trôi bồ hóng và rầy. Sau đó dùng thuốc trừ sâu có tác dụng nội hấp mạnh hoặc thấm sâu như: Applaud 10 WP, Butal 25 WP, Bassa 50 EC, Regent 800 WP, Confidor 700 WG. Lưu ý, khi sử dụng thuốc nên phun kèm theo chất bám dính vì quần thể rệp sáp có lớp sáp trắng dầy phủ kín.
- Ngoài ra nếu trong điều kiện vườn tạp, nên phun thuốc trừ rệp sáp trên các cây khác trong vườn. Đảm bảo tiêu diệt nguồn rệp non, rệp di chuyển và ẩn náo trên cây ký chủ khác. Tuy nhiên, cần chú ý tới các loại thuốc có thể gây tổn hại cho thiên địch.
- Tận dụng nguồn thiên địch có trong tự nhiên như: ong ký sinh, ấu trùng và thành trùng bọ rùa ăn thịt, ruồi ăn rệp.
Võ Thị Thủy |
Trạm Khuyến Nông H. Hồng Ngự |
Bài viết cùng danh mục
- Phòng trừ sâu, bệnh hại trên cây vú sữa
- Kỹ thuật bón phân cho cây vú sữa
- Kỹ thuật nhân giống cây vú sữa
- Kỹ thuật trồng rau trong gia đình
- Xoài xanh ĐL05
- Mận An phước
- Trồng mía thu 70-100 triệu đồng/ha
- Trồng ớt trên cát trắng
- Trà Vinh thí điểm mô hình trồng cây dưa hấu thích ứng biến đổi khí hậu
- Tài liệu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mè - Phần 4
Tin xem nhiều
Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5
![]() |
Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI 1. ... |
![]() |
Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ... |
Quy trình sản xuất giống cá lăng vàng
1. Thuần dưỡng và nuôi vỗ cá bố mẹ 1.1 Thuần dưỡng cá làm bố mẹ Nếu cá bố mẹ có nguồn ... |
Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm
![]() |
Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ... |
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm
![]() |
Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ... |
Video xem nhiều
Sử dụng thuốc gốc đồng để trừ bệnh
![]() |
(Nguồn THĐT) |
Tác dụng của Canxi với sự sinh trưởng của cây lúa
![]() |
(Nguồn THĐT) |
![]() |
(Nguồn THVL) |
Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao
![]() |
Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ... |
Sinh vật cảnh tiềm năng kinh tế nông nghiệp đô thị
![]() |
(Nguồn THĐT) |