Sản xuất hoa phong lan công nghệ cao

Quy trình sản xuất hoa phong lan theo hướng công nghệ cao mang lại hiệu quả kinh tế lớn đang được nhiều địa phương, doanh nghiệp và các nhà vườn quan tâm. Xin giới thiệu quy trình sản xuất hoa lan cho năng suất và chất lượng cao để người trồng lan tham khảo.
Thiết kế vườn lan
Sườn giàn lan là trụ đứng bằng sắt chắc chắn, đảm bảo bền lâu, chống gió bão. Hệ thống giàn che ánh sáng là loại lưới màu, giàn đặt chậu hoa làm bằng sắt, giàn treo phong lan làm bằng cây tầm vông hoặc ống nước tròn. Các chậu lan được bố trí cùng cỡ, cùng giống, cùng độ tuổi theo từng khu vực để dễ chăm sóc.
Nơi đặt giàn lan phải có nguồn nước sạch (không ô nhiễm, thông thoáng), có đào mương rãnh dưới giàn lan để tạo khí hậu mát cho vườn.
Chọn giống trồng
Giống lan phổ biến, thích hợp cho việc áp dụng công nghệ cao là: Dendrobium, Phalaenopsis, Oncidium... Điều kiện môi trường nuôi cấy mô phong lan với nhiệt độ khoảng 22-27oC, ánh sáng cường độ thích hợp, độ pH từ 5-5,7, khử trùng mô cấy bằng dung dịch Clorox hoặc Hipocloritcalci, bổ sung các chất điều hoà sinh trưởng...
Chuẩn bị giá thể và chậu
Các loại than gỗ nung, chặt nhỏ vừa (1x3x2cm), than phải ngâm, rửa sạch, phơi khô. Xơ dừa (chọn xơ dừa già) xé ra cho tơi, ngâm kỹ khoảng 1 tuần, rửa sạch cho bớt chất chát và mặn, sau đó đem phơi khô. Vỏ dừa chặt khúc nhỏ (1x3x2cm) xử lý bằng nước vôi 5%. Chậu trồng bằng đất nung hoặc nhựa, kích thước tuỳ loại và độ tuổi.
Kỹ thuật chuyển chậu
Cây lan cấy mô được khoảng 4cm thì chuyển ra ngoài. Cây mô rửa sạch, để trên miếng lưới hay rổ, kê trên chậu nước để giữ mát cho cây con.
Giai đoạn trồng chung trên giàn, lấy xơ dừa bó xung quanh gốc cây lan cấy mô, dùng dây thun nhỏ quấn lại rồi đặt lên giàn. Sau khi trồng trên giàn được 6-7 tháng thì chuyển sang trồng chậu nhỏ. Khoảng 6 tháng sau lại chuyển sang chậu lớn. Sau mỗi lần chuyển chậu, khoảng 1 tuần mới được bón các chất dinh dưỡng. Việc thay đổi chậu căn cứ vào tháng tuổi và tình trạng thực tế của cây (kích thước cân đối của cây và chậu, giá thể hư mục, rễ bị thối, rêu bám chậu...). Nên thay chậu vào đầu mùa tăng trưởng của từng loài lan hoặc đầu mùa mưa.
Chăm sóc lan
Chia ra 3 độ tuổi (6 tháng tuổi, 6-12 tháng tuổi, 12-18 tháng tuổi). Cây lan từ 0-12 tháng tuổi cho tỉ lệ chiếu sáng 50%, từ 12-18 tháng tuổi là 70%, thời điểm kích thích ra hoa 100%.
- Cách bón phân: bón dưới gốc chậu, sử dụng phân hữu cơ sinh học xịt 2 lần/tháng cho lan từ 0-6 tháng tuổi, 1 lần/tháng cho lan 6-18 tháng tuổi; dùng phân hữu cơ khoáng chậm tan, phân khoáng có màng bọc cho vào từng túi nhỏ kích thước 7x4cm đặt lên mặt chậu hoa; bón phân trên lá được thực hiện:
- Lan từ 0-6 tháng tuổi: NPK 30-10-10 + acid humic (0,5g/lít), giai đoạn trước 3 tháng phun xịt 3 ngày/lần, từ 3-6 tháng xịt 7 ngày/lần. Dùng phân hữu cơ sinh học dạng lỏng chiết xuất từ rong biển, cá biển xịt bổ sung thêm 7 ngày/lần kích thích lan sinh trưởng.
- Lan từ 6-12 tháng: Xịt 2 lần NPK 30-10-10 (2g/lít, 7 ngày/lần) sau đó đổi qua 10-60-10 (2g/lít) + acid humic (0,5g/lít), sau đó xịt bổ sung Growmorre Vitamin B1, Fish Emulision (3ml/lít, xịt 2 lần/tháng).
- Lan 12-18 tháng: xịt 2 lần NPK 6-30-30 (3g/lít, xịt 7 ngày/lần) rồi đổi qua 10-60-10 (2g/lít) + acid humic (0,5g/lít). Giai đoạn này kết hợp xịt bổ sung Growmore Vitamin B1, Fish Emulision (3ml/lít, xịt 2 lần/tháng), sau đó phun NPK 10-10-30 giữ cho hoa lâu tàn.
- Nước tưới cho lan không bị phèn, không quá mặn, quá kiềm và clo dưới ngưỡng cho phép, pH 5,6. Tưới nước nhiều hay ít tuỳ vào độ ẩm, sự thông thoáng, giá thể, loài hoa, mùa tăng trưởng, nhiệt độ, ánh sáng và tình hình bệnh trạng của lan.
Thu hoạch và bảo quản
Hoa cắt cành ngâm trong dung dịch giúp hoa lâu héo khoảng 15 phút, sau đó bọc lại bằng giấy báo.
Mộc Hoa Lê
Nguồn www.tailieu.vn
Bài viết cùng danh mục
- Quy trình sản xuất đậu bắp xuất khẩu
- Quy trình sản xuất nấm rơm khô
- Nghiên cứu thành công giống dâu lai F1 VH13
- Phòng trừ rệp sáp hại đu đủ
- Phòng trừ sâu, bệnh hại trên cây vú sữa
- Kỹ thuật bón phân cho cây vú sữa
- Kỹ thuật nhân giống cây vú sữa
- Kỹ thuật trồng rau trong gia đình
- Xoài xanh ĐL05
- Mận An phước
Tin xem nhiều
Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5
![]() |
Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI 1. ... |
![]() |
Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ... |
Quy trình sản xuất giống cá lăng vàng
1. Thuần dưỡng và nuôi vỗ cá bố mẹ 1.1 Thuần dưỡng cá làm bố mẹ Nếu cá bố mẹ có nguồn ... |
Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm
![]() |
Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ... |
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm
![]() |
Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ... |
Video xem nhiều
Sử dụng thuốc gốc đồng để trừ bệnh
![]() |
(Nguồn THĐT) |
Tác dụng của Canxi với sự sinh trưởng của cây lúa
![]() |
(Nguồn THĐT) |
![]() |
(Nguồn THVL) |
Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao
![]() |
Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ... |
Sinh vật cảnh tiềm năng kinh tế nông nghiệp đô thị
![]() |
(Nguồn THĐT) |