Tài liệu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mè - Phần 3

III. SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MÈ

Thời gian sinh trưởng của mè biến động từ 75 - 120 ngày. Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng của mè kéo dài 40 - 60 ngày tùy thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh. Điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng lớn đến thời gian của thời kỳ này là nhiệt độ và độ dài ngày.

Trong thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng, quá trình sinh lý quan trọng nhất của mè là sự sinh trưởng của các bộ phận dinh dưỡng và sự phân hóa mầm hoa. Thời kỳ sinh trưởng phát triển đặc trưng là sự ra hoa, kết quả, hình thành hạt và chín.

Mè ra hoa trong khoảng thời gian 15 - 20 ngày

Tốc độ tăng trưởng của quả rất nhanh, quả phát triển tối đa trong khoảng 9 ngày sau khi nở hoa mặc dù quả còn tiếp tục phát triển trong 24 ngày, trong thời kỳ chín trọng lượng khô của quả đạt tối đa vào khoảng ngày thứ 27 sau khi hoa nở . Quả chín hoàn toàn vào khoảng 35 - 40 ngày.

IV. ĐIỀU KIỆN SINH THÁI

4.1. Nhiệt độ

 Vì cây có nguồn gốc nhiệt đới. Tổng tích ôn của mè khoảng 2.700oC cho thời gian sinh trưởng 3 - 4 tháng nhiệt đô trung bình thích hợp khoảng 25 - 30oC. Nhiệt độ thích hợp cho hạt nảy mầm, sinh trưởng, các bộ phận dinh dưỡng và sự hình thành hoa khoảng 25 - 27oC. Nhiệt độ thích hợp cho sự nở hoa và sự phát triển quả vào khoảng 28 - 32oC. Nếu nhiệt độ dưới 20oC kéo dài thời gian nảy mầm. Nhiệt độ dưới 18oC sẽ gây khó khăn cho sự phát triển và nếu nhiệt độ dưới 10oC cây ngừng phát triển và chết.

Nhiệt độ cao trên 40oC vào thời gian ra hoa sẽ cản trở sự thụ phấn, thụ tinh, tăng tỷ lệ hoa rụng và do đó làm giảm số hoa.

4.2 Ánh Sáng

Mè là cây ngày ngắn. Trong điều kiện thời gian chiếu sáng dưới 10 giờ/ngày sẽ rút ngắn thời gian sinh trưởng dinh dưỡng của mè. Mè sẽ ra hoa sớm hơn 15 - 20 ngày trong điều kiện tự nhiên (12giờ/ngày).

Cường độ ánh sáng, số giờ nắng số giờ nắng trong ngày ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của mè. Trong thời gian sinh trưởng, nhất là sau khi trổ hoa, mè cần khoảng 200 - 300 giờ nắng/tháng cho tới khi trái chín.

Một số kết quả nghiên cứu cho thấy: Cường độ ánh sáng trong thời gian kết quả đến khi chín 28.000 lux thích hợp nhất cho quá trình hình thành dầu. Hàm lượng dầu trong hạt giảm 8% nếu cường độ ánh sáng giảm xuống 7.000 lux.

4.3. Nước

Là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến năng suất mè. Mè tương đối chịu hạn nhưng cho năng suất thấp, khi đất có ẩm độ dưới 70%. Mè ít cần nước mưa, mè cho năng suất cao ở lượng mưa 500 - 650mm. Trong điều kiện có tưới tổng lượng nước cần lên tới 900 - 1000mm.

Mè yêu cầu lượng nước phân bố đều trong vụ: Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng 34%; thời kỳ ra hoa kết quả 45%; và thời kỳ chín là 21%. Độ ẩm đất thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của mè khoảng 70 - 80%.

Tuy nhiên mè có khả năng chịu hạn khá. Các tài liệu nghiên cứu cũng như trong thực tiễn sản xuất cho thấy mè có thể cho năng suất trong điều kiện lượng mưa 200 - 300mm phân bố đều trong vụ.

Mưa lúc thu hoạch sẽ làm phẩm chất mè giảm do nhiễm bệnh. Mè rất dễ mẫn cảm với nước, nếu mưa liên tục sẽ làm cây đổ ngã và chết. Trong lúc gieo hạt, mưa nhiều hạt sẽ không nảy mầm.

4.4. Cao độ.

Mè thích hợp ở độ cao dưới 1.250m tuy nhiên vẫn thấy có những trường hợp trồng ở độ cao khoảng 1.000m, mè trồng ở vùng này thường cây nhỏ, không phân cành, chỉ có một hoa ở dưới nách lá, do đó năng suất thấp.

Ở Ấn Độ và Venezuela, người ta thấy cùng một giống nếu đem trồng ở nhiều nhiệt độ cao khác nhau thì càng lên cao năng suất càng giảm.

4.5. Gió.

Mè rất dễ bị thiệt hại do gió, nhất là khi thân chính phát triển, gió cũng làm cho mất hạt khi trái bị nứt. Do đó, khi chọn thời vụ trồng mè nên tránh vào thời gian mưa to gió lớn. Ở Pháp người ta không đưa mè trồng ở miền Nam vì một trong những lý do vùng này có gió mạnh. Ở thung lũng Kasmia của Ấn Độ, mè bị thiệt hại nặng do gió mạnh từ miền núi thổi qua. Do đó khi canh tác mè thường chọn những giống có lóng ngắn, chiều dài của thân tương đối ngắn có thể cho nhiều trái, chú ý cần phải vun gốc cho cây.

4.6. Đất

Mè phát triển được trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng phát triển tốt nhất là trên loại đất phì nhiêu, thoát thủy tốt. Cơ cấu đất không quan trọng bằng khả năng thoát nước, cây sẽ chết nếu nước ngập kéo dài, nhất là thời kỳ sinh trưởng đầu. Tính thích nghi của mè ở nhiều loại đất đã được đề cập đến từ lâu. Cách đây nhiều thế kỷ, người Roma cho rằng: mè yêu cầu đất phải tơi xốp, đất giàu dinh dưỡng.

Các loại đất cát, cát pha có pH từ 5,5 đến 8 đều trồng mè được, nhưng tốt nhất là pH = 6. Âøm độ thích hợp nhất là 70%. Đối với Đồng Bằng Sông Cửu Long như An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, một số vùng ven Thành Phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Trung là nơi thích hợp phát triển mè. Mè rất thích hợp với đất phù sa ven sông như Cồn Khương (Cần Thơ), ở Châu Phú (An Giang) do phù sa bồi đấp sau vụ lúa nổi, trồng mè thường cho năng suất cao.

 Mộc Hoa Lê (sưu tầm)

Nguồn Trường Đại học Cần Thơ

Các bài viết liên quan

- Tài liệu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mè - Phần 1

- Tài liệu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mè - Phần 2

- Tài liệu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mè - Phần 3

- Tài liệu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mè - Phần 4

Tin xem nhiều

Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5

Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI

1. ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng

Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ...

Quy trình sản xuất giống cá lăng vàng

1. Thuần dưỡng và nuôi vỗ bố mẹ

1.1 Thuần dưỡng cá làm bố mẹ

Nếu cá bố mẹ có nguồn ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm

Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ...

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm

Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ...

Video xem nhiều

Kỹ thuật bón phân

(Nguồn THVL)

Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao

Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ...