NNCNC hướng đi mới cho nền nông nghiệp của Đồng Tháp trong tương lai

Trồng hoa hồng theo công nghệ cao tại Đà Lạt

Theo Vụ Khoa học Công nghệ, nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) là nền nông nghiệp ứng dụng những công nghệ mới và tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp như công nghệ sinh học, công nghiệp hóa nông nghiệp, tự động hóa (cơ giới hóa các khâu trong quá trình sản xuất), công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới…với mục đích làm gia tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí trong khâu sản xuất và thuê mướn nhân công, nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nền nông nghiệp hiện đại bền vững trên cơ sở canh tác hữu cơ, thích ứng với biến đổi khí hậu.

        Ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực cây trồng đã góp phần tạo ra các giống cây trồng chuyển gen với các đặc tính kháng thuốc trừ cỏ, chống chịu điều kiện bất lợi, kháng sâu bệnh, cho năng suất cao, hoặc tạo ra màu sắc hoa trái mới và các sản phẩm rau trái có chất dinh dưỡng cao gấp nhiều lần so với rau trái thông thường. Ngoài ra, sinh học phân tử trong công nghệ sinh học còn giúp xây dựng bản đồ gen cho nhiều giống cây trồng, tìm những phân tử chỉ thị qui định tính trạng chiều cao cây, chiều dài lá, phẩm chất hạt,…giúp giảm thời gian lai tạo giống cây có năng suất và chất lượng cao; hoặc sử dụng trong các kỹ thuật ELISA, PCR trong chẩn đoán và giám định bệnh virus cho cây trồng. Bên cạnh đó công nghệ nuôi cấy mô thực vật (invitro) đã giúp sản xuất ra số lượng lớn cây giống có độ đồng đều cao và sạch bệnh, tạo nguồn giống tốt và an toàn cho bước sản xuất ban đầu; công nghệ thuỷ canh (trồng rau không dùng đất); công nghệ tưới tiêu, sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt hoàn lưu kết hợp với việc cung cấp phân bón hợp lí, tiết kiệm nước và phân bón rất nhiều; công nghệ vi sinh giúp sản xuất đất trồng hữu cơ và kiểm soát bệnh cho cây trồng; công nghệ sau thu hoạch... Một đặc thù khác của NNCNC là công nghệ trồng cây trong nhà kính, giúp hạn chế sâu bệnh và chống chịu điều kiện thời tiết bất lợi. Tuy nhiên, trong điều kiện khí hậu ở Việt Nam, nhà kính đa phần được thay bằng nhà màng (sử dụng màng polyethylen bao phủ) hoặc nhà lưới. Trong nhà màng và nhà lưới, các khâu trong qui trình canh tác thường được điều khiển tự động hoặc bán tự động từ khâu tưới nước, điều hoà nhiệt độ, bón phân, phun thuốc BVTV…Sản xuất rau, HTX nông nghiệp Xuân Hương

            Trên thế giới, Mỹ và Anh là các nước khởi đầu trong sự phát triển NNCNC từ thập kỷ 80. Hiện nay, các nước Châu Á cũng dần phát triển NNCNC, đặc biệt là Trung Quốc với hơn 400 khu NNCNC. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để có một nền nông nghiệp hiện đại phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, cần áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, Bộ NN&PTNT đang xây dựng Đề án phát triển NNCNC đến năm 2020 với tiêu chí ứng dụng CNC vào nông nghiệp phải tạo ra hiệu quả kinh tế cao hơn 30% so với công nghệ đang sử dụng. Phấn đấu đến năm 2020, mỗi tỉnh có ít nhất 10 doanh nghiệp, 10 vùng sản xuất nông nghiệp và mỗi vùng sinh thái có ít nhất 1-2 khu NNCNC. Việc đầu tiên để khởi động Đề án là khuyến khích sản xuất hàng hóa lớn và tập trung, tổ chức các mô hình sản xuất liên kết giữa 4 nhà (Nhà nước-Nhà nông-Nhà khoa học-Nhà doanh nghiệp), sản xuất theo VietGAP, GlobalGAP…

        Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng, việc đầu tư NNCNC là vô cùng tốn kém. Nếu nhập khẩu từ nước ngoài toàn bộ qui trình từ nhà kính, nhà màng đến thiết bị sản xuất, chi phí sẽ rất cao, và người nông dân bình thường cũng khó có thể tự sản xuất, cho nên các qui trình này thường không mang lại hiệu quả kinh tế. Hơn nữa, nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật vẫn còn thiếu rất nhiều. Chưa kể là đầu ra thị trường cho sản phẩm NNCNC vẫn còn rất hạn chế và bấp bênh.

Vườn lan Mokara trồng theo CNC

         Đồng Tháp có tiềm năng phát triển NNCNC khá cao. Mặc dù trong năm 2011, Đồng Tháp hứng chịu lũ lớn, nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn theo nhịp độ phát triển, đặc biệt là sản xuất lúa vượt ngưỡng 3 triệu tấn. Với sự nỗ lực thực hiện đồng bộ từ khâu sản xuất đến khâu sau thu hoạch, nhiều mô hình sản xuất theo hướng hiện đại qui mô lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa cơ giới hoá vào sản xuất, thực hiện liên kết giữa 4 nhà, đã giúp nâng cao năng suất và chất lượng lúa gạo. Ngoài ra, vùng đất Đồng Tháp nằm sâu vào đất liền nên không bị ảnh hưởng bởi ngập mặn, lại có 2 nhánh sông Tiền và Hậu chạy qua, có biên giới giáp ranh Campuchia, thuận tiện giao thông vận chuyển. Cho nên, trong lĩnh vực chăn nuôi, thuỷ sản, ngày càng có nhiều doanh nghiệp mở công ty ứng dụng CNC trong sản xuất tại Đồng Tháp như Công ty TNHH Huỳnh Gia Huynh Đệ, Công ty TNHH Hùng Cá, Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn…Người nông dân được thuê để trở thành “vệ tinh” sản xuất cá GlobalGAP và vật nuôi theo yêu cầu của công ty, tất cả sản phẩm đều được bao tiêu đầu ra. Bên cạnh đó, trong lĩnh vực trồng trọt, nông dân đã sản xuất xoài theo hướng VietGAP. Ngoài ra, trong thời gian tới, công ty TNHH Hoa Lan Ngọc Tú sẽ đầu tư dự án sản xuất phong lan giống tại thành phố Cao Lãnh trên diện tích 10 ha. Ngành nông nghiệp Đồng Tháp thấy rõ xu hướng phát triển nông nghiệp theo hướng CNC, cho nên đã tổ chức nhiều đợt tập huấn cho cán bộ kỹ thuật, bên cạnh đó thực hiện nhiều mô hình như mô hình cánh đồng hiện đại, mô hình nông nghiệp đô thị (trồng lan cắt cành, nuôi cá cảnh,…), mô hình ruộng lúa sinh thái (trồng hoa bờ đê, nuôi cá trong ruộng) tạo mối gắn kết tiêu thụ, mang lại lợi nhuận cao và ngày càng thu hút nhiều nông dân tham gia mô hình. Bên cạnh đó, nhà nước luôn tạo điều kiện phát triển nông nghiệp, thu hút đầu tư với những chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp và người nông dân. Hi vọng, trong tương lai Đồng Tháp sẽ có khu NNCNC, không những góp phần đưa sản phẩm nông nghiệp của Đồng Tháp đến người tiêu dùng trong nước mà còn ở cả nước ngoài, tăng thêm thu nhập cho người nông dân và đưa người nông dân Đồng Tháp lên tầm cao mới.

VA (Phòng NCKH&TT)

Tin xem nhiều

Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5

Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI

1. ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng

Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ...

Quy trình sản xuất giống cá lăng vàng

1. Thuần dưỡng và nuôi vỗ bố mẹ

1.1 Thuần dưỡng cá làm bố mẹ

Nếu cá bố mẹ có nguồn ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm

Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ...

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm

Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ...

Video xem nhiều

Kỹ thuật bón phân

(Nguồn THVL)

Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao

Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ...