Những giống cây trồng thích nghi với biến đổi khí hậu toàn cầu

Biến đồi khí hậu toàn cầu được dự báo ảnh hưởng bất lợi đến sản xuất nông nghiệp thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Ngoài tác động nước biển dân sẽ nhấn chìm nhiều vùng đất thấp ven biển, nhiệt độ cao và hạn hóa cũng là nội dung được các nhà khoa học quan tâm. Việc chọn lọc và phát hiện được loại cây trồng chịu đựng được nhiệt độ cao, thời gian hạn hán kéo dài và sử dụng ít nước trong quá trình sản xuất đang là vấn đề cấp thiết nhất. Những cây trồng có tiềm năng phù hợp với vùng khô hạn, chịu được nhiệt độ cao và sử dụng ít nước (trong tưới tiêu) được khuyến cáo sản xuất trong thời gian tới gồm có:

1. Mía: Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của cây mía là 21-26oC và từ 28-35oC thích hợp cho mía vươn cao. Mía phát triển cần thời gian chiếu sáng và cường độ ánh sáng cao. Để sinh trưởng và phát triển tốt, cây mía cần khoảng 2.000 – 3.000 giờ chiếu sáng. Mía được sử dụng trong ngành công nghiệp đường, làm nhiên liệu sinh học, làm bột giấy, làm vật liệu trong kiến trúc,…Ngoài ra, Phòng Sinh thái địa cầu thuộc Viện nghiên cứu Carnegie tại Mỹ đã khám phá ra khả năng mới của cây mía là làm giảm nhiệt độ môi trường. Lá mía phản chiếu được nhiều ánh sáng mặt trời trong khi đó thân mía giải phóng nhiều hơi nước hơn các cây trồng khác đã làm nhiệt độ trung bình của vùng trồng cây giảm xuống. Hiện nay, Viện Nghiên cứu Mía đường Bến Cát (nay là Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía đường - SUGARD Center, trực thuộc Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam) đã lai tạo thành công giống mía VN84-4137 có tính năng chịu hạn cao, chín sớm, với chữ đường cao.

2. Mè: Cây mè có thể chịu nhiệt độ lên đến 38oC, cần ít nước để sinh trưởng và phát triển hơn các cây khác như cây lúa, cây đậu nành,…Cường độ ánh sáng khoảng 28.000 lux thích hợp nhất cho quá trình hình thành dầu khi chín của mè. Hàm lượng dầu trong hạt giảm 8% nếu cường độ ánh sáng giảm xuống 7.000 lux.Các giống mè thông thường chứa 48-52% dầu, các chất chống oxi hóa và chất chống ung thư. Ngoài ra, hạt mè giàu chất sắt, canxi, đồng, ma-nhê (90mg cho 1 muỗng hạt còn vỏ và 10 mg đã bóc vỏ), vitamin B1 và vitamin E…Mè sử dụng trong thực phẩm, dùng làm dầu thấp, dùng trang trí… Rễ mè có tác dụng diệt tuyến trùng, và khi mè trổ hoa sẽ thu hút các loài côn trùng có ích, nên có thể sử dụng trong công nghệ sinh thái đồng ruộng để quản lý dịch hại trên lúa.

3. Thanh long: cây có nguồn gốc nhiệt đới, họ xương rồng, chịu hạn giỏi, một số loài chịu được nhiệt độ lên đến 50-55oC. Cây thích hợp với cường độ sáng mạnh. Thanh long là thực vật CAM, sử dụng chu trình biến dưỡng axit Cassulacean để đồng hóa CO2. Để tiết kiệm nước ở nhóm cây này chỉ mở khí khổng để thực hiện quá trình thoát hơi nước vào ban đêm còn ban ngày khí khổng đóng. Do vậy ban đêm lá tiếp nhận CO2 từ không khí và cung cấp cho quang hợp.

4. Cây thanh hao hoa vàng (thảo cao, ngải si, ngải hôi):thanh hao hoa vàng là cây ưa sáng và chịu hạn. Cây có thể chịu được nhiệt độ đến 40oC, thời gian sinh trưởng 170-190 ngày. Phát

triển tốt trên đất từ cát pha đến đất thịt nhẹ. Cây trồng khoảng 6 tháng thì thu hoạch. Lá cây thanh hao hoa vàng có thể dùng để chưng cất tinh dầu, làm thuốc chữa bệnh đặc biệt là bệnh sốt rét vì cây có chứa hoạt chất Artemisinin. Thu hoạch vào thời kỳ bắt đầu có nụ là lúc hàm lượng Artemisinin cao nhất (1,6% trong lá khô). Cây đã nở hoa hàm lượng Artemisinin chỉ còn khoảng 1%.

5. Đậu phộng: thuộc họ đậu, có nguồn gốc Trung và Nam Mỹ. Có thể chịu nhiệt độ cao lên

 

đến 35oC. Đậu phộng có thể hấp thu chất dinh dưỡng trực tiếp qua vỏ đậu. Đậu phộng chống chịu được với điều kiện khô hạn. Đậu phộng thường được sử dụng trồng luân phiên với các giống cây và hoa màu khác để tăng độ phì nhiêu cho đất. Hạt chứa nước 3-5%, chất đạm 20-30% chất béo 40-50%; chất bột 20%, chất vô cơ 2-4%. Chất lysine trong hạt đậu phộng có tác dụng phòng ngừa lão suy sớm và giúp tăng trí tuệ của trẻ em. Vitamin E, Cephalin và Lecithin có trong dầu đậu phộng có thể phân giải cholesterol trong gan, giúp làm giảm cholesterol trong máu, phòng ngừa bệnh xơ cứng động mạch và bệnh ở mạch vành tim, ngăn ngừa sự lão hóa của da. Bên cạnh đó, rễ cây đậu phộng cũng có tác dụng trong điều trị phong thấp, thanh nhiệt và an thần. Lá đậu phộng trị chứng mất ngủ.

6. Dưa hấu: là cây ngắn ngày, có nguồn gốc nhiệt đới Trung Phi, có yêu cầu về nhiệt độ cao trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển, thích hợp với nhiều loại đất. Nhiệt độ nẩy mầm vào khoảng 30-35oC. Do đặc điểm sinh lý đặc biệt nên cây dưa hấu có thể chống chịu được nhiệt độc cao và cấu tạo bộ lá (xẻ thùy lớn để khuếch tán nhiệt và lớp lông sáp che phủ mô, có tác dụng tự hạ nhiệt độ cho thân cây). Dưa hấu thuộc nhóm cây chịu hạn, bộ trễ phát triển nhất đạt 3-4 m chiều sâu, và 5-6 m đường kính. Nắng nhiều và nhiệt độ thích hợp là 2 yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất của quả.

7.Cây lựu: có khả năng chống chịu khô hạn cao và rất ưa ánh sáng. Cây lựu tự nhiên có thể cao lên đến 3-4 m. Trái lựu cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Rễ lựu có chất độc pelletiein và isopelletierin được dùng để trị giun sán. Vỏ quả lựu khô sắc uống trị bệnh tiêu chảy.

8. Khổ qua: thuộc họ bầu bí, là loại dây leo có nguồn gốc vùng nhiệt đới. Thích nghi trên nhiều loại đất, chịu nhiệt độ cao lên đến 35oC vẫn sinh trưởng và phát triển tốt. Trái khổ qua có chứa hoạt chất charantin là hỗn hợp steroid làm hạ đường. Cơ chế tác dụng bao gồm  giảm đường huyết và cải thiện dung nạp glucose. Ngoài ra những nghiên cứu trước đây đã cho thấy cao rễ và lá khổ qua còn có tính kháng khuẩn, có tính trụ tế bào 33,4% và momorcharin có tính chống u bướu và có thể ức chế tổng hợp protein.

9. Cây xoan chịu hạn: là cây thân gỗ, cây xanh quanh năm, ưa sáng, tán rộng và dày, rễ cây ăn sâu xuống mặt đất và phân bố rộng giúp cây tìm nguồn nước và chống chịu được khô hạn. Cây có thể chịu được nhiệt độ lên đến 50oC, cây thích hợp với các loại đất pha cát, đặc biệt là đất nghèo dinh dưỡng. Gỗ xoan chịu hạn được sử dụng trong xây dựng, gỗ gia dụng và các nông cụ. Than củi tạo ra từ gỗ xoan chịu hạn có chất lượng rất tốt. Vì cây xoan chịu hạn có chứa hoạt chất diệt khuẩn và kháng virut nên được ứng dụng trong sản xuất kem đánh răng, thuốc chữa bệnh da liễu, sốt rét, thuốc hạ sốt…hoặc sản xuất xà phòng. Hiện nay, một số nơi trên thế giới đã sản xuất mỹ phẩm từ cây xoan chịu hạn và lá của cây xoan chịu hạn có thể sử dụng để sản xuất phân bón. Ngoài ra, hoa của cây còn dùng để nuôi ong, trái cây được dùng trong công nghiệp lên men, vỏ cây chứa 14% tannin dùng để thuộc da, vỏ cây có sợi thô chắc nên còn dùng để bện dây thừng.

                                                                                                                      (Sưu tầm)

                                                                                                                           VA

Sở Nông nghiệp&PTNT Đồng Tháp

Tin xem nhiều

Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5

Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI

1. ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng

Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ...

Quy trình sản xuất giống cá lăng vàng

1. Thuần dưỡng và nuôi vỗ bố mẹ

1.1 Thuần dưỡng cá làm bố mẹ

Nếu cá bố mẹ có nguồn ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm

Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ...

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm

Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ...

Video xem nhiều

Kỹ thuật bón phân

(Nguồn THVL)

Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao

Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ...